Nguyên nhân phát sinh bệnh tật Phong cùi

Xem thêm thông tin: Mycobacterium leprae

Vi khuẩn gây phát bệnhloài vi khuẩn Mycobacterium leprae (giảng nghĩa : tế khuẩn hình dạng que phân nhánh bệnh ma phong). Khuẩn Mycobacterium leprae sau khi trích xuất và phân li (in vitro), ngay lập tức mất đi lực sinh sôi nẩy nở của nó vào thời điểm mùa hạ ánh sáng Mặt Trời chiếu xạ từ 2 đến 3 giờ đồng hồ, hoặc xử lí một giờ đồng hồ ở nhiệt độ 60 ∘ C {\displaystyle 60^{\circ }C} hoặc dùng tia tử ngoại chiếu xạ 2 giờ đồng hồ, có thể mất đi hoạt lực của nó. Thông thường ứng dụng các cách xử lí như nấu sôi, bốc hơi áp suất cao, tia tử ngoại chiếu xạ, v.v liền giết chết chúng ngay.

Bệnh nhân ma phong là túc chủ thiên nhiên của loài vi khuẩn Mycobacterium leprae. Tế khuẩn Mycobacterium leprae phân bố tương đối rộng khắp ở bên trong thân thể bệnh nhân, thấy chủ yếu ở bên trong một ít tế bào nào đó có hệ thống nội bì hình dạng lưới như da thịt (da mặt ngoài và da dính thịt ở mặt trong), màng nhầy, hệ thống thần kinh ngoại biên, hạch bạch huyết, lá láchgan, v.v Ở da thịt chủ yếu phân bố ở các nơi như đuôi mút thần kinh, đại thực bào, cơ trơn phẳng, khu vực tóc lông, vách mạch máu, v.v Ở màng nhầy là thường hay thấy nhất. Ngoài ra các nơi như tuỷ xương, cao hoàn, tuyến thượng thận, phần não trước mắt, v.v cũng là một phần vị trí mà khuẩn Mycobacterium leprae dễ dàng xâm lấn và tồn tại, trong dịch máu chung quanh và cơ vân ngang cũng có thể phát hiện số lượng ít vi khuẩn Mycobacterium leprae. Vi khuẩn Mycobacterium leprae chủ yếu thông qua da thịt lở loét và màng nhầy mà bài tiết ra ngoài cơ thể, mặt khác ở trong sữa, nước mắt, tinh dịchchất rỉ ở âm đạo, cũng có vi khuẩn Mycobacterium leprae, nhưng mà lượng vi khuẩn rất ít.

Nguồn gốc truyền nhiễm của bệnh ma phong là bệnh nhân bệnh ma phong chưa trải qua chữa trị, trong đó da thịtmàng nhầy của nhiều người bệnh tật kiểu vi khuẩn có chứa số lượng nhiều vi khuẩn Mycobacterium leprae, là nguồn truyền nhiễm trọng yếu nhất. Phương thức truyền nhiễm chủ yếu là truyền nhiễm do tiếp xúc trực tiếp, sau nó là truyền nhiễm do tiếp xúc gián tiếp.

Truyền nhiễm do tiếp xúc trực tiếp

Thông qua sự tiếp xúc thương tổn da thịt và màng nhầy có chứa vi khuẩn Mycobacterium leprae và da thịt hoặc màng nhầy của người khoẻ mạnh có thương tổn mà gây ra, mức độ mật thiết của tiếp xúc có quan hệ với phát bệnh truyền nhiễm, đây là phương thức chủ yếu mà truyền thống cho biết là bệnh ma phong lan truyền rộng khắp. Trước mắt là bọt bay trong không khí và giọt treo lơ lửng mà người mang vi khuẩn ho và hắt hơi thông qua màng nhầy ở đường hô hấp trên của người khoẻ mạnh mà tiến vào thân thể người, là đường lối chủ yếu mà tế khuẩn Mycobacterium leprae lan truyền rộng khắp.

Truyền nhiễm do tiếp xúc gián tiếp

Loại phương thức này là người khoẻ mạnh và người bệnh ma phong tính truyền nhiễm trải qua môi giới lây truyền nhất định cho nên bị truyền nhiễm. Thí dụ tiếp xúc áo quần, đệm chăn, khăn tay, đồ ăn, v.v mà người bệnh truyền nhiễm dùng qua. Tính khả năng của truyền nhiễm do tiếp xúc gián tiếp là rất ít.

Cần phải chỉ ra rằng, sức đề kháng của cơ thể tin chắc là nhân tố phát sinh tác dụng chủ đạo trong quá trình truyền nhiễm. Sau khi tế khuẩn Mycobacterium leprae tiến vào cơ thể có phải là quá trình và biểu hiện phát bệnh và sau phát bệnh hay không, chủ yếu lấy quyết định ở sức đề kháng của người bị truyền nhiễm, cũng chính là trạng thái miễn dịch của cơ thể. Mấy năm gần đây không ít người cho biết là, bệnh ma phong cũng đồng dạng với rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác, có tồn tại truyền nhiễm á lâm sàng, tuyệt đại đa số người tiếp xúc sau khi bị nhiễm đã thiết lập khả năng miễn dịch đặc tính đối với tế khuẩn Mycobacterium leprae, chấm dứt lây nhiễm bằng phương thức truyền nhiễm á lâm sàng.